Sau
15 năm triển khai thi hành luật bình đẳng giới, cấp ủy, chính quyền từ thành phố
đến cơ sở trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã có cơ chế, chính sách tạo điều kiện
thuận lợi để thực hiện các quyền cơ bản, phát huy vai trò của phụ nữ trong việc
phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương; Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ ( có
đủ tiêu chuẩn) giữ các vị trí lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị.

Nữ đại biểu quốc hội khóa XIV ( Ảnh ST)
Chỉ
tính riêng việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực
chính trị: thời gian qua, Ban thường vụ Thành ủy đã ban hành nhiều văn bản có
liên quan đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Trên cơ sở đó, cấp ủy đảng đã tiến
hành đánh giá đội ngũ cán bộ dự nguồn, cán bộ nữ ( có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ)..v…v… Do đó, tỷ lệ cán bộ
nữ trong quy hoạch các cấp, các ngành hàng năm đều tăng ( đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu theo đúng chỉ tiêu Nghị quyết 11 của Bộ chính trị),
từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Hiện
nay, có 8/25 người là nữ tham gia đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021- 2026 (
đạt tỷ lệ 25%), và 100/304 người là nữ tham gia đại biểu HĐND phường, xã nhiệm
kỳ 2021- 2026 ( đạt tỷ lệ 32,9%).
Nhiệm
kỳ 2020- 2025: số nữ tham gia cấp ủy thành phố là 9/40 đồng chí ( bằng 22,5%),
trong đó 1/12 đại biểu là nữ tham gia Ban thường vụ ( bằng 8,3%); Đại biểu nữ
tham gia Ban chấp hành cấp phường, xã là 74/205 đồng chí ( bằng 36,1%), tham
gia Ban thường vụ là 13/69 đồng chí ( bằng 18,8%), trong đó có 3 đồng chí nữ là
Bí thư Đảng bộ phường, xã, 2 đồng chí nữ là Phó bí thư.
Các
đồng chí nữ là Trưởng, phó các phòng, ban cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố có 15/46 đồng chí- chiếm tỷ lệ 32,8%; Trưởng, phó các ban xây dựng Đảng có
5/15 đồng chí là nữ- chiếm tỷ lệ 33,3%; Lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị-
xã hội có 8/13 đồng chí là nữ- chiếm tỷ lệ 61,5%; Lãnh đạo các cơ quan, hội đặc
thù trên địa bàn có 5/10 đồng chí là nữ- chiếm tỷ lệ 50% ./.
Lê Thúy