Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, Thành
phố sẽ tập trung các hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, các thành viên Ban
Chỉ đạo, cơ quan thường trực để tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành
thực
hiện; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch,
nhiệm vụ
chuyển đổi số với nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra,
giám sát cụ thể, hiệu quả, thực chất. Xây dựng, ban hành các văn bản thúc đẩy
chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, như chính sách phát triển, thu hút
nhân lực, đề nghị tuyển dụng, xét nâng lương, nâng ngạch
đội ngũ cán bộ làm chuyển đổi số; khuyến khích, thúc đẩy sử dụng dịch vụ
công trực tuyến đối với người dân, doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ chuyển
đổi số
cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, mới thành lập,... Duy trì,
nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát,
kiểm sát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn
định,
thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục
vụ
chính quyền số. Phát triển hạ tầng
số, hạ tầng băng rộng (di động, cố định) hướng tới phổ cập với băng
thông rộng, tốc độ cao; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thực hiện
xóa
vùng lõm sóng di động băng rộng, chưa có băng rộng cố định tại các địa phương,
trong
đó tập trung triển khai phủ sóng tại các khu vực thành thị, khu, cụm công nghiệp,...
khi
các doanh nghiệp triển khai thương mại hóa dịch vụ 5G. Tiếp tục
duy trì, tăng cường triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức,
kỹ năng về chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, an toàn thông tin mạng
cho
cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Từng bước
tiếp cận và triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu
về kiến trúc; dữ liệu, phân tích dữ liệu; sử dụng dữ liệu hỗ trợ ra quyết
định,
xây dựng chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; tổ chức
diễn tập tình huống, diễn tập thực chiến, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số, cán bộ phụ trách an
toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Triển khai ứng
dụng, kết nối, chia sẻ dữ liệu các CSDL quốc gia, cơ sở dữ
liệu, nền tảng số do các bộ, ngành đã hoàn thiện triển khai quy mô toàn quốc
để
khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu, phục vụ công tác quản lý điều hành, phát
triển
kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố.
Thúc
đẩy mạnh mẽ việc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục
hành
chính; lưu Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống
thông
tin giải quyết TTHC của tỉnh và tái sử dụng dữ liệu số hóa trong tiếp nhận,
giải
quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tập trung thực hiện
tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính,
bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận lợi, đơn giản hơn thực hiện
trực tiếp trên cơ sở số hóa, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử.
Phát
triển các nền tảng, ứng dụng, dữ liệu số các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm
vi quản lý để đưa các hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã
hội
lên môi trường số, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp dựa
trên
dữ liệu, trực tuyến.
Triển
khai các nhiệm vụ, giải pháp: phổ cập định danh số; thanh toán điện tử;
hóa đơn điện tử; chữ ký số và chứng thực chữ ký số,... trong các ngành, lĩnh
vực của
đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển
đổi số
trong doanh nghiệp; phát triển kinh tế số trong lĩnh vực thương mại điện
tử:
Chuyển đổi mô hình hoạt động của các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hoá và
chợ
truyền thống; các làng nghề thủ công mỹ nghệ dựa trên công nghệ số và dữ
liệu
số; hình thành liên kết, chuỗi cung ứng số hoá toàn trình từ khâu phân phối
hàng
hoá, quản lý kho hàng đến quản trị kinh doanh, thương mại trên các kênh số;
Đẩy mạnh
công tác quản lý thuế, tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử
hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, triển khai các giải
pháp về
hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng trên
các nền
tảng công nghệ số; triển khai triệt để giải pháp hoá đơn điện tử khởi tạo
từ
máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách.
Nghiên
cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông
nghiệp;
vực văn hóa, du lịch; logistics; công nghiệp sản xuất, chế tạo. Phát triển
kinh
tế số gắn liền tài chính, ngân hàng; tài nguyên, môi trường, xanh, bền vững.
Đẩy mạnh
thông tin truyền thông sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm
nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, nhất là dịch vụ công trực tuyến, ứng
dụng
số với các nội dung thiết thực, hiệu quả.
Với
những giải pháp trên, thành phố sẽ phấn đấu: Về công tác lãnh đạo, chỉ
đạo điều hành; thể chế, chính sách số ( 100% nhiệm
vụ được cụ thể hóa thực hiện bằng các văn bản, kế hoạch và theo dõi,
giám sát, đánh giá thường xuyên. 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương
xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025; Kế hoạch hưởng ứng Ngày
chuyển đổi số quốc gia trong phạm vi, địa bàn quản lý
và tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả, đảm bảo các
chỉ
tiêu đặt ra). Về hạ tầng số ( 100% địa bàn dân cư trên địa bàn
thành phố được phủ sóng mạng di động 4G; 100% địa bàn khu vực trung tâm
thành phố, các khu, cụm công nghiệp của thành phố có sóng di động 5G.
100%
số hộ gia đình có khả năng tiếp cận dịch vụ Internet cáp quang băng rộng. 100%
các cơ quan nhà nước có mạng nội bộ (LAN) đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật và hoàn thiện chuyển đổi sang dải địa chỉ IPv6). Về nhân lực số
(
100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ
năng số cơ bản. 100% thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng được tập
huấn, bồi
dưỡng, hướng dẫn về kỹ năng sử dụng các dịch vụ số). Về phát triển dữ liệu số (
100% các cơ quan, đơn vị tham gia cung cấp, mở dữ liệu
và cập nhật thường xuyên trên Cổng dữ liệu mở của thành phố). Về an toàn thông
tin mạng (Tỷ
lệ phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan nhà
nước
đạt 100%, tỷ lệ triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông
tin
theo cấp độ của các cơ quan nhà nước đạt 100%. 100% các cơ
quan nhà nước thực hiện triển khai giải pháp phòng chống vi
rút, mã độc quản lý, giám sát tập trung, sẵn sàng phục hồi nhanh hoạt
động
của hệ thống thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp khi gặp sự cố,
đưa
hoạt động trở lại bình thường trong vòng 24 tiếng hoặc theo yêu cầu nghiệp vụ.
Tổ chức
triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô
hình 4 lớp quy định tại Chỉ thị số 14 ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính
phủ. Duy trì Hệ thống xác thực tập trung SSO; Hệ thống giám sát, bảo vệ, tổ
chức ứng cứu, xử lý bảo đảm an toàn, an ninh mạng ). Về Chính
quyền số (100%
văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan
nhà
nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định. 90% công việc
tại thành phố, 80% công việc tại cấp xã được quản lý, xử
lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc
thuộc
phạm vi bí mật nhà nước). 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng
hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo,
điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện
trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với Hệ thống thông
tin báo cáo quốc gia. 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ
điều kiện theo quy định được công bố áp dụng dưới hình thức dịch vụ công
trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều
phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% dịch vụ
công trực tuyến có đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ
công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình đạt tối
thiểu 80%. Tỷ
lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 100%. Tỷ lệ người dân
và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh
và xác thực thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống cung cấp
dịch
vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thông
qua định
danh điện tử VNeID đạt 100%. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải
quyết thủ tục hành chính đạt 98% trở lên). Về kinh tế số
( Tỷ
lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại
đạt
trên 80%. Tỷ
lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%. 100% trung
tâm thương mại; 80% cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, bán lẻ hàng hóa tại
các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng triển khai
giải
pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để chống thất thu thuế, thất
thu
ngân sách. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt tối thiểu 10%.
Tỷ trọng
kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Tỷ trọng
kinh tế số đạt tối thiểu 20% GRDP). Về xã hội số ( Tỷ lệ dân số
trưởng thành được cấp chứng thư chữ ký số, chứng thư chữ ký điện tử
đạt trên 50%. 100% học sinh từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố được triển khai học bạ số. 100% các cơ sở giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh triển khai thanh toán học phí
không dùng tiền mặt. 100% các bệnh viện, cơ sở khám chữa
bệnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID). Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông
( 100% cơ quan báo, đài; trang thông tin điện tử của
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố có
chuyên trang, chuyên mục và duy trì cập nhật thường xuyên tin, bài tuyên
truyền,
phổ biến về chuyển đổi số, Đề án 06/CP)./.
Lê Thúy